Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Giá trị pháp lý trong lời khai| vụ án Dương Chí Dũng

Phiên tòa xử Dương Tự Trọng đã kết thúc nhưng dư âm vẫn nóng hổi, nhất là lời khai chấn động của Dương Chí Dũng về “ông anh” mật báo cho y bỏ trốn. Vậy giá trị pháp lý của lời khai này như thế nào?
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) phân tích rõ: Không thể chỉ dựa vào một lời khai của Dương Chí Dũng để cho rằng “ông anh” ở một cơ quan tố tụng đã báo tin.

Lời khai của Dương Chí Dũng: Giá trị pháp lý tới đâu? - 1

Hai anh em Dương Chí Dũng (trái) và Dương Tự Trọng tại tòa. IT

Việc này cần được xác minh theo trình tự, ví dụ Dương Chí Dũng khai về việc liên lạc qua điện thoại báo tin, phải kiểm tra các list điện thoại liên lạc với nhau theo ngày nào, giờ nào. Rồi có thể lời khai của người làm chứng khác…

Khi các tài liệu khớp với lời khai thì lúc đó mới có giá trị chứng cứ. Trường hợp cơ quan tố tụng xác minh lời khai của Dương Chí Dũng là đúng thì ngoài hành vi làm lộ bí mật công tác, có thể còn xác định thêm loại tội phạm khác từ việc làm rõ động cơ, mục đích của người đã báo tin.

Trong trường hợp lời khai của Dương Chí Dũng được xác minh là không có căn cứ, cơ sở, sẽ rất khó xử lý về hành vi khai báo gian dối được. Bởi động cơ, mục đích của khai báo gian dối ở đây không phải nhằm để thoát tội hay đổ cho người khác để trốn tránh trách nhiệm.

Hai tội danh mà Dương Chí Dũng bị kết án tử hình là ở giai đoạn trước đó, việc khai báo ra người báo tin để bỏ trốn không nằm cùng chuỗi hành vi của 2 tội trên và cũng không làm giảm nhẹ được hình phạt.

Còn luật sư Vũ Ngọc Chi (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) thì cho rằng: Trong vụ án xử Dương Tự Trọng và đồng phạm, Dương Chí Dũng với tư cách người làm chứng đã khai ra người báo tin cho mình để trốn. Chính vì tình tiết này, nên tòa án đã khởi tố vụ án làm lộ bí mật công tác theo Điều 286 Bộ luật Hình sự.

Theo quy định của Luật Tố tụng hình sự, lời khai của bị can, bị cáo, bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khi chưa được xác minh mới chỉ là dấu hiệu. Lời khai của người đó trở thành chứng cứ khi nó đã được xem xét, đối chiếu, thấy phù hợp với các chứng cứ liên quan khác.

Vì nhiều lý do có người thì khai ngay từ giai đoạn điều tra vụ án, có người ra tòa khai, thậm chí có trường hợp sắp thi hành án mới khai, nhưng dù ở giai đoạn nào thì nó đều có giá trị giống nhau và được cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, nếu thấy có dấu hiệu hình sự thì khởi tố vụ án điều tra.

Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra lại. Rõ ràng trong vụ án sai phạm ở Vinalines, việc Dương Chí Dũng biết được mình bị khởi tố, lệnh bắt giam thì phải có người báo tin để trốn. Và khi Dương Chí Dũng khai rõ tên người báo tin đó là tình tiết phát sinh, cần được làm rõ.

Dương Chí Dũng có nghĩa vụ tố giác tội phạm

Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền - Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh: Việc Hội đồng xét xử đã khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước căn cứ vào lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tại phiên xét xử Dương Tự Trọng là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng hình sự theo Điều 100, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Trong trường hợp này, căn cứ vào lời khai của Dương Chí Dũng, Hội đồng xét xử đã xem xét và nhận thấy có dấu hiệu tội phạm và có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, chính vì vậy Hội đồng xét xử đã khởi tố vụ án hình sự ngay tại phiên tòa. Điều này chứng tỏ lời khai trên là có căn cứ, chúng ta không nên đặt ra tình huống lời khai của Dương Chí Dũng là không đúng trong trường hợp này. Bởi tố giác tội phạm là nghĩa vụ của công dân. Không có chế tài nào đối với Dương Chí Dũng trong trường hợp này.

Thắng Quang (ghi)

Phút bù giờ - vụ án Dương Chí Dũng

(Dân trí) - Mũi nhọn thu hút sự quan tâm lớn nhất của dư luận tới thời điểm này là điều có thể coi nhà “phần nối dài” của 2 phiên tòa xét xử anh em họ Dương, khi nảy sinh tình tiết mới liên quan tới “ông anh mật báo” cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
>> Ngẫm về “cú hích tội đồ” qua vụ án Dương Tự Trọng
>> Tòa chưa thể đi xa hơn về nội dung Dương Chí Dũng khai “hối lộ”
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

Bất ngờ “phút 89”…

Vai trò mấu chốt của “ông anh mật báo” này dù đã bị người dân đặt câu hỏi từ lâu, nhưng phải tới phiên tòa sơ thẩm xử người em Dương Tự Trọng (DTT) sự bùng nổ mới diễn ra xoay quanh một cái tên được người anh Dương Chí Dũng (DCD) khai báo. Quả là một bất ngờ gây chấn động, không khác gì… cú sút lọt lưới ở phút 89. Có tới trên 99% ý kiến bạn đọc sau đó bày tỏ tin tưởng lời khai của DCD là thật, nhưng tỉ lệ tin tưởng vào khả năng “tảng băng chìm” này sẽ được lật hẳn lên lại rất khiêm tốn.

“Ý kiến của Luật sư Trần Đình Thu là rất cẩn trọng (Very prudentially). Tôi thấy có vẻ quá vội như vừa rồi ta đưa ra quyết định ở phút 89, không khác gì là “chụp mũ” vị giới chức cấp cao thứ nhì ngành Công an VN. Nên cẩn trọng để có thể tìm đúng người đúng tội, tránh oan sai vội vàng, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự cá nhân cho vị cán bộ cấp cao đó và cũng là cho cả ngành Công an. Tránh cho anh em trong ngành tâm lý không tốt, để anh em còn vững bước trên con đường phòng chống tội phạm....

Đến đây đúng là cần có một ban chuyên án đặc biệt, nên có thêm các lực lượng: quân đội và cựu chiến binh, các đại diện công – nông - trí thức... trong danh sách ban đặc biệt điều tra chống tội phạm. Ban đặc biệt này nên do Chủ tịch nước quyết định và là Trưởng ban. Nếu không đúng như lời DCD khai thì đây là điều vô cùng nguy hiểm cho cá nhân, ngành Công an và cho cả quốc gia. Bởi khi đó sẽ có thể bị thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, làm phương hại tới đất nước ta. Nhưng nếu đúng như lời DCD thì lộ trình xử lý cũng phải rất cẩn trọng, đúng người, đúng tội. Và chắc chắn là phải ảnh hưởng tới kết quả hai vụ án DCD, DTT. Lúc đó chúng tôi sẽ đợi kết quả để thấy rõ thêm sức chiến đấu cùng quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, đường lối đổi mới của Nhà nước...” - Nguyễn Văn Nam (Cử nhân Đại học Ngoại ngữ - Thạc sỹ, Hội cựu chiến binh thành phố Nam Định): namvietdich@gmail.com

“Chưa vội kết luận về người làm lộ bí mật như DCD đã khai. Nhưng một điều khẳng định chắc chắn là sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng khởi tố và cho bắt tạm giam DCD thì tin bị lộ ngay. Bằng chứng là DCD đã trốn ngay chiều tối 17/5/2012. Trong khi đó, số người làm việc với Thủ tương rất ít và chỉ là các cán bộ chủ chốt của vụ án. Vì vậy, không khó để điều tra người báo tin cho DCD và động cơ là nhận tiền hối lộ hay vì động cơ nào. Vụ án làm lộ bí mật này, nếu cơ quan chức năng nói không tìm ra thì liệu người dân có tin nổi không? Nếu không điều tra khởi tố người làm lộ bí mật và nhận hối lộ thì tôi cho rằng lại chứng tỏ cuộc chiến chống tham nhũng… còn có vùng cấm!?” - Văn Minh: vanminhdang63@gmail.com

"Đảng ta nêu rõ trong đấu tranh chống tham nhũng thì không có vùng cấm. Bộ Chính trị rất quyết tâm trong cuộc chiến này, không làm không được, không làm sẽ có sự chất vấn trong Quốc hội, không làm sẽ có sự chất vấn trong Trung ương, không làm sẽ có sự chất vấn trong nhân dân. Với tinh thần đó, tôi tin chắc là vụ này sẽ được làm triệt để, nhằm củng cố lòng tin của nhân dân" - Vậy tôi nghĩ, nếu xác định có cơ sở thì thông thường quy trình cần phải làm là "hất mũ". Rất cảm ơn ý kiến của bác Hương!” - Nguyễn Đình Đức: ducnasico@gmail.com

“Rất đúng! Vì chỉ có đình chỉ công tác, “hất mũ” mới làm cho người tố giác không sợ trù dập hoặc bị đe dọa đến công việc cũng như nhân thân, gia đình thì sự việc sẽ sớm được sáng tỏ ngay. Điều tra tài sản bất minh cũng phần nào chứng minh được số tiền nhận hối lộ lớn như cách làm của Trung Quốc đó ... Hay!” - Nguyễn Thụy Điển: dienksv@yahoo.com.vn

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

… Hồi hộp phút 90

Điều tra trọng chứng hơn trọng cung. Song dựa trên những cơ sở xem ra rất logic, đã được cả nhiều chuyên gia và người dân cùng phân tích từ mọi tình tiết liên quan tới vụ án 2 anh em họ Dương, dư luận vẫn nghiêng về phía tin tưởng “ông anh mật báo” không dễ dàng chứng minh được điều ngược lại. Nhưng tâm lý chung của dân hiện vẫn rất phức tạp, bởi còn phải hồi hộp chờ xem…kết quả cuối cùng không khác gì ẩn số khó dự đoán ở phút 90:

“Lòng dân đã bị xói mòn suốt một thời gian dài, nay được thấy động thái mạnh mẽ của Đảng thể hiện qua vụ án DCD đang dần lấy lại được niềm tin…Mong Đảng tiếp tục chỉ đạo điều tra làm rõ lời khai của DCD. Nhưng dân vẫn đang thắc mắc sao chưa thấy đình chỉ hay tạm giam để điều tra ông N?” - Hoàng Hùng: hunghv2410@gmail.com

“Điều tra lời khai này của DCD đúng hay sai cũng đơn giản thôi! Kiểm tra lại xem Tướng N có đi máy bay từ TPHCM đi HN ngày đó không? Có họp với Thủ tướng chiều đó không? Có đi Tuần Châu với gia đình ngày đó không? Đồng thời điều tra cả tài sản, những quan hệ khác...” - Thế Quyên: ongthequyen@yahoo.com

“Mong rằng sự việc sẽ được làm rõ ràng. DCD nhận hối lộ 10 tỷ thì đã lĩnh án tử hình. Còn ai nhận hối lộ 20 tỷ mà không làm rõ, không có mức xử lý tương đương thì sao dân còn tin tưởng được? Mong Đảng, Nhà nước và Chính phủ tạo lòng tin tưởng cho Nhân dân!” - Nguyễn Hồng Anh: nguyenanh71@yahoo.com

“Ông (nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương) nói thật đúng và hợp với lòng dân quá, chúng ta cần phải có một cơ quan độc lập điều tra vụ này. Tuy nhiên có vẻ như những gì ông nói sẽ khó thực hiện được vì đây là vấn đề nghiêm trọng, nếu đi sâu thêm thì mọi chuyện sẽ càng phức tạp và ảnh hưởng... Hi vọng rằng pháp luật sẽ rất công minh!” - Hanjunte: hanjunte@gmail.com

“Tôi thì lại tin vụ này rồi sẽ chẳng đi đến đâu, vì chắc lại những câu (kết luận): không đủ bằng chứng, không có cơ sở... Để xem tôi - 1 người dân nói đúng hay bác 1 vị là nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ nói đúng???” - Minh: lovestory81312@gmail.com

Lời thách đố lại thêm một lần nữa vẫn bỏ ngỏ, vẫn còn phải chờ xem động thái "hất mũ" có diễn ra hay... khó quá???

Kiều Anh